Ascension—Jesus Was Lifted Up, and a Cloud Took Him from Their Sight | Lễ Thăng Thiên—Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người


Ascension—Jesus Was Lifted Up,
and a Cloud Took Him from Their Sight

When we celebrate the Feast of the Ascension, we celebrate the absence of Jesus. He is physically gone from us. He is no longer with us as he once was.

When we celebrate the Feast of Pentecost, the gift of the Holy Spirit, we celebrate the presence of Jesus in the new way in which he remains with the Church, until the end of time.

The gift of the Spirit is a profound realization that the Church is the Body of Christ. The Church is Jesus for this time and this place. It is the Church that continues the Mission and Ministry of Jesus in the here and now, in and through our flesh.

This distinction is at the heart of Christianity. Our God is not just “up in heaven.” We are not theists that believe only in a God totally transcendent from us.

Our God is not only transcendent but also imminent. Our God is “down here on earth among us.”

Christianity is incarnational. God is in our flesh and bones and comes to the world through us.

This distinction is the difference between theism and Christianity. Fr. Ronald Rolheiser, in The Holy Longing, describes it this way:

If my mother is sick and I pray that she gets better, but do not drive her to see the doctor, I have prayed as a theist, not as a Christian.

I have not given an incarnational flesh, skin, to my prayer. It is more difficult for God to answer such a prayer.

If I see a colleague or friend who looks depressed and pray for her, but do not speak to her, then I am praying like a theist, not as a Christian.

How is God supposed to console her? Send her an e-mail from heaven?

It is my voice and my compassion that is called for since I am a part of the Body of Christ, am praying, precisely through the Body of Christ, and am there, available to talk to her.

If I pray for a close friend but do not send him a postcard or tell him I am thinking about him, how is that prayer supposed to touch him?

If I pray for world peace, but do not, inside myself, forgive those who have hurt me, how can God bring about peace on this planet?

Our prayer needs our flesh to back it up.

As we move through these feasts of Ascension and Pentecost, may we be mindful that if we are feeling the absence of Jesus in our lives and in our world, it is because we are not relying upon the insight and strength of the Holy Spirit and we are not backing up our prayer with our flesh!

If we are asking “Where is Jesus in all of this?” maybe we should be asking, “Where am I in all of this?”

 

Lễ Thăng Thiên—Người được cất lên ngay trước mắt
các ông, và có đám mây quyện lấy Người.

Khi chúng ta mừng lễ Thăng Thiên, chúng ta mừng sự vắng mặt của Chúa Giêsu. Ngài lìa xa chúng ta về thể lý. Ngài không còn ở với chúng ta như trước đây nữa.

Khi chúng ta mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, món quà của Chúa Thánh Thần, chúng ta mừng sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cách mới là Ngài ở lại với Giáo Hội cho đến ngày sau hết.

Quà tặng của Thánh Thần là một nhận thức sâu xa đó là Giáo Hội chính là Thân Thể của Đức Kitô. Giáo Hội chính là Chúa Giêsu cho thời điểm này và nơi này. Chính Giáo Hội tiếp tục Sứ Vụ và Mục Vụ của Chúa Giêsu trong thời điểm này và tại nơi đây, trong và qua thân xác của chúng ta.

Đặc thù này là cốt lõi của Kitô Giáo. Thiên Chúa chúng ta không chỉ “ở trên trời.” Chúng ta không phải là những người hữu thần chỉ tin vào một Thiên Chúa siêu việt hơn hẳn chúng ta.

Thiên Chúa chúng ta không chỉ siêu việt nhưng cũng cận kề. Chúa chúng ta “ở dưới đất ngay giữa chúng ta.”

Kitô Giáo là nhập thể. Thiên Chúa hiện diện trong thịt xương của chúng ta và đến với thế giới qua chúng ta.

Đặc thù này là sự khác biệt giữa thuyết hữu thần và Kitô Giáo. Cha Ronald Rolheiser trong cuốn The Holy Longing, đã mô tả như sau:

Nếu mẹ tôi bị bệnh và tôi cầu nguyện cho bà được khỏe mà không đưa bà đi gặp bác sĩ, tôi đã cầu nguyện như một người hữu thần, chứ không như một Kitô hữu.

Tôi đã không đem hết thịt xương tôi vào lời cầu nguyện của mình. Thật khó cho Chúa nhậm lời một lời cầu nguyện như vậy.

Nếu tôi thấy một người bạn đồng nghiệp đang ngã lòng và cầu nguyện cho cô ta mà lại không mở lời an ủi, thì tôi cầu nguyện như một người hữu thần, chứ không phải là một Kitô hữu.

Chúa an ủi cô ấy thế nào đây? Gởi cho cô ta một e-mail từ thiên đàng ư?

Chính lời nói và lòng trắc ẩn của tôi là cần vì tôi là một phần Thân Thể của Đức Kitô, tôi cầu nguyện, qua Thân Thể của Đức Kitô, tôi hiện diện ở đấy, để nói chuyện với cô ta.

Nếu tôi cầu nguyện cho một người bạn thân mà không gửi cho anh ta một bưu thiếp để cho anh ta biết tôi đang nghĩ về anh ta, thì làm sao lời cầu nguyện đó chạm đến anh ấy được?

Nếu tôi cầu nguyện cho thế giới được hòa bình, mà trong lòng lại không tha thứ cho những ai đã làm tổn thương mình, thì làm sao Chúa có thể đem bình an đến trần gian này được?

Lời cầu nguyện của chúng ta cần chính thịt xương chúng ta chứng nghiệm.

Khi qua các lễ Thăng Thiên và lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta hãy nhớ rằng nếu chúng ta thấy sự thiếu vắng Chúa Giêsu trong cuộc đời và trong thế giới, chính là vì chúng ta đã không trông cậy vào sự thấu xuốt và sức mạnh của Chúa Thánh Thần và chúng ta không chứng nghiệm những lời cầu nguyện bằng chính thịt xương của mình.

Nếu ta hỏi “Chúa Giêsu ở đâu (trong những nỗi khó khăn này)?” thì ta nên hỏi, “Tôi ở đâu (trong những nỗi khó khăn này)?”