Companions for the Journey | Những Bạn Đồng Hành trong Cuộc Hành Trình


Companions for the Journey

As we go about life and as we try to assist one another in the ways of holiness, how do we “see” each other?

Do we see the other as a friend, a companion?

Or do we see the other as a person that needs “fixing”?

So much is in the attitude with which we see.

I share with you the thoughts of Alan D. Wolfelt, the founder and director of the Center for Loss and Life Transition (www.centerforloss.com):

“…the word ‘companion,’ when broken down into its original Latin roots means ‘messmate’: ‘com’ for ‘with’ and ‘pan’ for ‘bread,’ someone you would share a meal with, a friend, an equal.  I have taken liberties with the noun ‘companion’ and made it into the verb ‘companioning’ because it so well captures the type of counseling relationship I support and advocate.

More specifically, for me, ‘companioning’ is about:

* Honoring the spirit; it is not about focusing on the intellect.

* Curiosity; it is not about expertise.

* Learning from others; it is not about teaching them.

* Walking alongside; it is not about leading.

* Being still; it is not about frantic movement forward.

* Discovering the gifts of sacred silence; it is not about
filling every painful moment with words.

* Listening with the heart; it is not about analyzing with the head.

* Bearing witness to the struggles of others; it is not about directing those struggles.

* Being present to another person’s pain; it is not about taking away the pain.

* Respecting disorder and confusion; it is not about imposing order and logic.

* Going to the wilderness of the soul with another human being; it is not about thinking you are responsible for finding the way out.”

Our Church and our World would be gentler and more loving environments if we chose to companion one another more, rather than always trying to impose our order on one another and always trying to provide the “magic fix.”

Let us be companions for the journey!

 

Những Bạn Đồng Hành trong Cuộc Hành Trình

Trong cuộc sống hằng ngày và khi ta cố gắng hỗ trợ nhau trên đường nên thánh, chúng ta nhìn nhau thế nào?

Chúng ta có thấy người kia là một người bạn, một người đồng hành không?

Hay chúng ta thấy người kia như một người cần được “sửa chữa”?

Rất nhiều điều nằm ở thái độ chúng ta nhìn.

Tôi muốn chia sẻ với anh chị em những suy nghĩ của Alan D. Wolfelt, người sáng lập và giám đốc Trung Tâm Mất Mát và Chuyển Đổi Cuộc Sống (www.centerforloss.com):

“…từ ‘bạn đồng hành,’ (Companion) khi được chia nhỏ thành các gốc tiếng Latinh có nghĩa là ‘người ăn chung bàn’: ‘com’ là ‘với’ và ‘pan’ là ‘bánh mì’ là người mà bạn chia sẻ bữa ăn, một người bạn, một cá thể bình đẳng. Tôi có quyền tự do lấy danh từ ‘bạn đồng hành’ và biến nó thành động từ ‘đồng hành’ bởi vì nó nắm bắt được kiểu quan hệ tư vấn mà tôi ủng hộ và kêu gọi.

Cụ thể hơn, với tôi, ‘đồng hành’ là:

* Đề cao tinh thần; chứ không phải tập trung vào trí tuệ.

* Hiếu kỳ tìm hiểu; chứ không phải là về chuyên môn

* Học hỏi người khác; chứ không phải là dạy dỗ họ.

* Đi bên cạnh; chứ không phải là đi trước dẫn đầu.

* Yên vị; chứ không phải là bấn loạn lao về phía trước.

* Khám phá những món quà của sự im lặng thiêng liêng; chứ không phải về lấp đầy mọi khoảnh khắc đau đớn bằng lời nói.

* Lắng nghe bằng con tim; chứ không phải là phân tích bằng đầu óc.

* Làm chứng cho những khó khăn của người khác; chứ không phải về chỉ đạo những khó khăn đó.

* Hiện diện với nỗi đau của người khác; chứ không phải là để cất đi nỗi đau.

* Tôn trọng sự rối loạn và nhầm lẫn; chứ không phải là áp đặt trật tự và logic..

* Đến với hoang vắng của tâm hồn với một con người khác; chứ không phải nghĩ rằng mình có trách nhiệm tìm ra lối thoát.”

Giáo Hội và thế giới sẽ là những môi trường êm ái và yêu thương hơn nếu chúng ta chọn đồng hành với nhau nhiều hơn, thay vì luôn cố gắng áp đặt cái trật tự của mình lên trên người khác và luôn cố cung cấp những phép “sửa thần kì.”

Chúng ta hãy là những người bạn đồng hành trong cuộc hành trình!