Parish Advent Communal Penance Service: The Sacrament of Reconciliation— God’s Unconditional Love for Us! | Buổi Sám Hối Mùa Vọng của Giáo Xứ: “Bí Tích Hòa Giải – Tình Yêu Vô Điều Kiện của Thiên Chúa đối với chúng ta!”


Parish Advent Communal Penance Service:
The Sacrament of Reconciliation—
God’s Unconditional Love for Us!

In recent years, a name change has taken place with the “Sacrament of Confession.” We no longer call the act “Confession,” but rather “Reconciliation” and/or “Penance.”

This name change better reflects what happens in this celebration. We do not go to the priest just to list our sins, have them forgiven, and receive a penance; but rather, and most importantly, we come to the priest to celebrate the forgiveness of God that we experience in our lives. We come to the Sacrament with a sense of joy for what God has already done in our lives and what God continues to do—showering us with unconditional love.

The verbalization of our sins, the verbalization of the words of absolution, and the acceptance of a penance are steps in the process of celebrating God’s forgiveness and unconditional love for us.

If we are open to God’s love, we begin to experience the many ways in which God forgives us our sins in the daily occurrences of our lives.

When we ask forgiveness from someone we have offended, our sins are forgiven. When we accept the forgiveness of another, our sins are forgiven. Each time we talk to God in the silence of our hearts and sincerely seek forgiveness from God, our sins are forgiven. Each time we celebrate the Eucharist, we hear the words of the priest shortly before the reception of Holy Communion—“Behold the Lamb of God, behold him who takes away the sins of the world. Blessed are those called to the supper of the Lamb.”—our sins are forgiven.

So why go to the priest? We do so in order to celebrate the forgiveness of God we experience in our daily lives, to ritualize it, sacramentalize it, and, as in all things, to place our lives and God’s involvement in our lives within the context of the Church, the Body of Christ.

The priest “stands in” for the community. As we verbalize our sins, we are mindful that there is no such thing as a personal sin. Our sins, no matter how personal we may think them to be, affect others— “No Man Is An Island.” We live in community. Our lives always touch the lives of others.

Telling our sins, hearing ours sins from our own lips, helps us to be real and to acknowledge our weakness and our dependence upon God. It is so easy to rationalize our sinfulness when we talk to ourselves “in our heads.” It is an entirely different experience when we hear ourselves verbalize our sinfulness. Those sins become much more real! We become much more aware and sensitive of our responsibilities to others.

The priest “stands in” for Christ. Hearing the words of absolution, the forgiveness of God, from the lips of the priest is indeed comforting. You know how wonderful it feels when a family member or friend says, “I love you!” In the Sacrament of Reconciliation we allow God to say those words to us in and through the person of the priest.

The Sacrament of Reconciliation is not something to be feared but to be celebrated with trust and confidence because of God’s unconditional love for us.

Next weekend, on Sunday, December 9, at 4:00pm, our Parish celebrates her Advent Communal Penance Service. In this Parish celebration, a number of our young people will be celebrating this Sacrament for the first time. Your presence will also be a sign of support to them.

Many priest/confessors will be available for you. They will be in Church waiting for you so that through the words of absolution God will once again say to you:

“I forgive you and I love you unconditionally!”

Will you be there to hear God’s words?

 

Buổi Sám Hối Mùa Vọng của Giáo Xứ:
“Bí Tích Hòa Giải – Tình Yêu Vô Điều
Kiện của Thiên Chúa đối với chúng ta!”

Trong những năm gần đây, đã có sự thay đổi về danh xưng “Bí Tích Xưng Tội”. Chúng ta không còn gọi là “Xưng Tội” nữa, mà là “Hòa Giải” và/hay “Sám Hối”.

Sự thay đổi danh xưng đã phản ánh rõ hơn những gì thực sự xảy ra trong việc cử hành bí tích này. Chúng ta không đến với linh mục chỉ để liệt kê tội lỗi của chúng ta, để các tội này được tha, và để nhận việc đền tội; nhưng đúng hơn, và quan trọng hơn hết, chúng ta đến với linh mục để lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa mà chúng ta vẫn cảm nhận trong đời sống của mình. Chúng ta đến với Bí Tích với một niềm vui về những gì Thiên Chúa đã và đang tiếp tục ban cho chúng ta—đó là tuôn đổ trên chúng ta tình yêu vô điều kiện của Ngài.

Xưng tội, lời xá tội, và nhận việc đền tội là những bước trong tiến trình đón nhận sự tha thứ và tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa đối với chúng ta.

Nếu chúng ta mở lòng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta sẽ cảm nhận được rằng bằng nhiều cách mà qua đấy Ngài đã tha thứ các tội lỗi chúng ta phạm mỗi ngày trong đời sống của mình.

Khi chúng ta xin một ai tha thứ vì mình đã xúc phạm đến họ, tội của chúng ta được tha. Khi chúng ta chấp nhận sự tha thứ của kẻ khác, tội của chúng ta được tha. Mỗi lần chúng ta thầm thì tự đáy lòng của mình cùng Thiên Chúa và thành tâm xin Ngài thứ tha, tội của chúng ta được tha. Mỗi lần cử hành bí tích Thánh Thể, ngay trước khi rước lễ, chúng ta thường được nghe vị linh mục đọc: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”—Tội của chúng ta được tha.

Vậy, tại sao phải tìm đến linh mục? Chúng ta làm như vậy là để đón nhận sự tha thứ của Thiên Chúa mà chúng ta cảm nhận được trong mỗi ngày của mình, để nghi lễ hóa, bí tích hóa và, như trong tất cả mọi sự, để đặt cuộc đời của mình và sự tham dự của Thiên Chúa vào cuộc đời của mình trong bối cảnh của Giáo Hội, thân thể của Đức Kitô.

Linh mục “đứng trong” cho cộng đồng. Khi chúng ta xưng tội, chúng ta cần biết rằng không có tội nào là tội cá nhân. Tội của chúng ta, bất kể chúng ta nghĩ nó là cá nhân ở mức độ nào đi nữa, đều tác động đến người khác—“Không ai là một hòn đảo.” Chúng ta sống trong một cộng đồng. Cuộc sống của chúng ta luôn chạm vào cuộc sống của người khác.

Xưng ra tội lỗi, nghe tội lỗi từ chính miệng mình, sẽ giúp chúng ta thực tế hơn và nhận chân sự yếu đuối của bản thân và sự phụ thuộc vào Thiên Chúa. Thật dễ dàng để giải thích cách duy lý sự phạm tội khi chúng ta tự nói với mình “ở trong đầu”. Nó là một trải nghiệm hoàn toàn khác khi chúng ta nghe lời thú tội của chính mình. Những tội ấy trở nên thực tế hơn nhiều! Chúng ta sẽ ý thức hơn và nhạy cảm hơn về trách nhiệm của mình đối với những người khác.

Vị linh mục “đứng trong” cho Đức Kitô. Nghe lời xá tội, sự tha thứ của Thiên Chúa, từ miệng của vị linh mục thật là an ủi. Anh chị em có được cảm giác tuyệt vời khi nghe người thân hay bạn bè nói, “I love you!” Trong Bí Tích Hòa Giải, chúng ta để Thiên Chúa nói những lời ấy với chúng ta trong và qua bản thân của vị linh mục.

Bí Tích Hòa Giải không phải là điều gì phải sợ hãi nhưng phải được cử hành với lòng tin và sự xác tín vào tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa đối với chúng ta.

Chúa Nhật tuần tới, vào ngày 9 tháng 12 lúc 4:00 giờ chiều, giáo xứ chúng ta sẽ có buổi Sám Hối Mùa Vọng. Trong buổi sám hối này, có một số các em sẽ nhận Bí Tích Hòa Giải lần đầu. Sự hiện diện của anh chị em sẽ khích lệ động viên các em.

Sẽ có nhiều linh mục ngồi tòa. Các cha sẽ chờ anh chị em trong nhà thờ để qua lời xá tội, Thiên Chúa lại một lần nữa nói với anh chị em:

“Cha tha tội cho con và cha yêu con vô điều kiện”

Anh chị em có đến để nghe những lời ấy của Ngài hay không?