Pastor’s Note for March 12


Pastor’s Note

Our faith encourages bodily discipline during Lent, in order to make our minds and souls pure. How does this work? It is more than just dieting, which has ourselves and our appearance as its primary focus. But if we willingly fast—that is, if we choose to and follow through with eating less for a spiritual purpose—then the focus is no longer ourselves but God and others. We, of our own free choice, join our bodies and our eating habits to those who cannot (for a number of reasons) eat enough. We find ourselves in solidarity with the poor and the hungry, and our growling stomachs encourage us to pray for them. The emptiness of our gut says much about the emptiness of our hearts, and it is Christ whom we beg to fill us. We are suddenly aware of what we consume—both food and entertainment. It usually turns out to be too much, and often too much of the wrong things. By denying ourselves input for a day (perhaps on a weekly basis) we become cognizant of what we really need to feed on, both bodily and spiritually. Lent is the perfect time to realize just how much unhealthy food and mental material we consume without thinking. The motto for Lent begins with Jesus’ first word in the Gospel of Mark: REPENT! That means “change your life.”

Another stark realization that fasting brings is just how much time of our life is spent around food and eating. When we fast, we find that we suddenly have three or more hours in the day. What to do with that time? Pray, of course! Pray for those who always go hungry and don’t have enough to eat. Pray for a chastening of our own habits around food and entertainment. Pray that we, not just St. Thomas More, but the whole world may feast spiritually on the banquet that Christ provides for us. In this way, fasting as a Lenten discipline touches all aspects of our lives: what we eat, what we do, how we spend our time, and how we stand in relation to God and others.

Lá thư Cha Chánh Xứ

Lá thư Cha Chánh Xứ

Đức tin của chúng ta cổ vũ việc hãm mình trong Mùa Chay để trí óc và tâm hồn được trong sạch. Việc này thực hiện thế nào? Nó hơn là việc đơn thuần kiêng ăn, vốn lấy bản thân và ngoại hình mình làm trọng tâm chính. Nhưng nếu chúng ta sẵn lòng nhịn ăn—nghĩa là, nếu chúng ta chọn và tuân theo việc giảm ăn vì mục đích tâm linh—thì trọng tâm không còn là bản thân ta mà là Thiên Chúa và tha nhân. Chúng ta, với sự tự do chọn lựa riêng mình, kết hợp thể xác và thói quen ăn uống của mình với những người không đủ ăn (bởi một số lý do nào đó). Chúng ta thấy mình liên đới với người nghèo và người đói ăn, và cái bao tử đang ùng ục của chúng ta cũng thúc dục chúng ta cầu nguyện cho họ. Lòng dạ trống rỗng nói lên sự trống rỗng tâm can của chúng ta, và chính Đức Kitô là Đấng mà chúng ta cầu xin lấp đầy chúng ta. Chúng ta bất ngờ nhận biết được những gì chúng ta thụ hưởng – cả thực phẩm lẫn giải trí. Chúng thường là quá nhiều, và thường là quá nhiều về những việc sai trái. Bằng cách nhịn đi một ngày (có thể là mỗi tuần) chúng ta mới biết rõ những gì chúng ta thực sự cần để nuôi dưỡng, cả thể xác lẫn tinh thần. Mùa Chay là thời điểm hoàn hảo để nhận ra chúng ta đã tiêu thụ bao nhiêu thức ăn không lành mạnh mà không suy nghĩ. Phương châm cho Mùa Chay bắt đầu bằng câu đầu tiên của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Mác-cô: Hãy SÁM HỐI! nghĩa là “hãy thay đổi đời sống của anh chị em.”

Một nhận thức nổi bật khác mà việc nhịn ăn mang lại là chúng ta dành bao nhiêu thời giờ trong cuộc đời cho thực phẩm và ăn uống. Khi chúng ta nhịn ăn, chúng ta thấy rằng mình đột nhiên có thêm ba giờ hay nhiều hơn trong một ngày. Làm gì với thời gian này? Cầu nguyện ư, tất nhiên! Hãy cầu nguyện cho những người luôn đói và không đủ ăn. Hãy cầu nguyện để uốn nắn những thói quen về ăn uống và giải trí của chúng ta. Hãy cầu nguyện để chúng ta, không chỉ riêng Thánh Thomas More, mà toàn thế giới được tham dự bàn tiệc thánh mà Đức Kitô đã dọn sẵn cho chúng ta. Bằng cách này, việc ăn chay như là một việc hãm mình Mùa Chay, chạm đến mọi khía cạnh của đời sống chúng ta: chúng ta ăn gì, làm gì, sử dụng thời gian ra sao, và chúng ta ứng xử thế nào trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân.