The Wounds of Christ | Những vết thương của Đức Kitô


The Wounds of Christ

As we journey through this Easter Season, as we continue to meditate and reflect upon the various Resurrection Accounts given to us in Scripture, the wounds of Christ still present in His Resurrected Body, cry out for attention.

The wounds are a source of intrigue and curiosity. Why are they still there? They have become a starting point of meditation and prayer for me in this Easter Season.

I share with you the words of Philip Yancey, in his book, The Jesus I Never Knew:

One detail in the Easter stories has always intrigued me: Why did Jesus keep the scars from his crucifixion? Presumably he could have had any resurrected body he wanted, and yet he chose one identifiable mainly by scars that could be seen and touched. Why?

I believe the story of Easter would be incomplete without those scars on the hands, the feet, and the side of Jesus. When human beings fantasize, we dream of pearly straight teeth and wrinkle-free skin and sexy ideal shapes. We dream of an unnatural state: the perfect body. But for Jesus, being confined in a skeleton and human skin was the unnatural state. The scars are, to him, an emblem of life on our planet, a permanent reminder of those days of confinement and suffering.

I take hope in Jesus’ scars. From the perspective of heaven, they represent the most horrible event that has ever happened in the history of the universe. Even that event, though, Easter turned into a memory.

Because of Easter, I can hope that the tears we shed, the blows we receive, the emotional pain, the heartache over lost friends and loved ones, all these will become memories, like Jesus’ scars. Scars never completely go away, but neither do they hurt any longer. We will have re-created bodies, a re-created heaven and earth. We will have a new start, an Easter start.

As we journey through the Feast of the Resurrection, and as we journey through this coronavirus pandemic, let us take time to reflect upon our wounds and lift them up to the Lord.  Allow them to be an emblem of life on this planet and a sign of future glory!

Những vết thương của Đức Kitô

Khi chúng ta dõi bước đi trong mùa Phục Sinh, khi chúng ta vẫn tiếp tục suy gẫm và suy niệm những tường thuật về sự Sống Lại trong Thánh Kinh, những vết thương của Đức Kitô hiện diện trong thân xác Sống Lại của Ngài gióng lên sự quan tâm chú ý.

Những vết thương là cốt lõi của lôi cuốn và tò mò. Tại sao các vết thương vẫn còn đó? Chúng đã trở thành điểm bắt đầu cho việc suy gẫm và cầu nguyện của tôi trong mùa Phục Sinh này.

Tôi xin chia sẻ với anh chị em lời của Philip Yancy, trong cuốn sách của ông, “Đức Giêsu tôi chưa từng biết”:

Một chi tiết trong các câu chuyện Phục Sinh đã luôn cuốn hút tôi: Tại sao Chúa Giêsu giữ những vết sẹo từ cuộc đóng đinh của Ngài? Ngài đã có thể có bất kỳ thân xác phục sinh nào Ngài muốn, nhưng Ngài lại chọn cái thân xác được nhân dạng chủ yếu nhờ các vết sẹo mà người ta có thể thấy và chạm được. Tại sao?

Tôi tin rằng câu chuyện Phục Sinh sẽ không được đầy đủ nếu thiếu đi những vết sẹo trên tay, trên chân, và trên cạnh sườn Người. Khi con người chúng ta mơ tưởng, chúng ta ước mơ có được những hàm răng thẳng và trắng như ngọc, da không nhăn và vóc dáng hấp dẫn lý tưởng. Chúng ta đã ước mơ một trạng thái không tự nhiên: một thân thể hoàn hảo. Nhưng đối với Đức Giêsu, bị kìm hãm trong thân xác và da thịt của con người mới là một trạng thái không tự nhiên. Đối với Ngài, những vết sẹo là một biểu tượng của sự sống trên hành tinh này, là một nhắc nhở thường trực của những chuỗi ngày bị kìm hãm và đau khổ.

Tôi đặt hy vọng vào những vết sẹo của Đức Giêsu. Nhìn từ góc độ thiên đàng, những vết sẹo ấy tượng trưng cho sự kiện kinh khủng nhất đã từng xảy ra trong lịch sử của nhân loại. Mặc dù vậy, Phục Sinh cũng đã trở thành một ký ức.

Nhờ Phục Sinh, tôi có thể hy vọng những giọt nước mắt đã rơi, những đòn roi đã nhận, những nỗi đau tinh thần, những đau lòng vì mất mát bạn bè và người thân, tất cả sẽ trở thành ký ức, giống như các vết sẹo của Đức Giêsu. Vết sẹo thì không bao giờ mất đi hẳn, nhưng chúng cũng không còn làm ta đau đớn nữa. Chúng ta sẽ có những cơ thể được tái tạo, một trời và đất được tái tạo. Chúng ta sẽ có một khởi đầu mới, một khởi đầu Phục Sinh.”

Khi chúng ta dõi bước đi trong Lễ Phục Sinh, và khi chúng ta bước đi trong đại nạn coronavirus này, chúng ta hãy dành thời gian để suy gẫm về những vết thương của mình và dâng chúng lên Thiên Chúa. Hãy để chúng là biểu tượng của sự sống trên hành tinh này và là dấu chỉ vinh quang trong tương lai!