What Kind of King Is He? | Ngài Là Loại Vua Nào?


What Kind of King Is He?

We gather together this weekend to celebrate the Eucharist on the Feast of Christ the King. Jesus is our King. We are his servants.

But what kind of King is he? The answer to that question will determine what kind of servants we are called to be.

As we read the Scriptures, we see that Jesus’ Kingship is not of the kind we see, or have seen, in our world. His is a contradiction to power, status, position, and privilege. Do we dare be called his servants?

The playwright, Eugene Ionesco, once said,

The human comedy doesn’t attract me enough.

I am not entirely of this world…I am from elsewhere.

And it is worth finding this elsewhere beyond the walls.

But where is it?

How do we go beyond the walls that this world builds? Is the “elsewhere” worth searching for? Jesus says, “Yes, it is.” He helps us in the search, and makes the search worthwhile. He gives meaning to all of life, meaning that the world is not able to give.

Philip Yancey, in his book, The Jesus I Never Knew, describes how Jesus leads us to the Kingdom in the midst of this world:

I feel convicted by this quality of Jesus every time I get involved in a cause I strongly believe in. How easy it is to join the politics of polarization, to find myself shouting across the picket lines at the ‘enemy’ on the other side. How hard it is to remember that the kingdom of God calls me to love the woman who has just emerged from the abortion clinic (and, yes, even her doctor), the promiscuous person who is dying of AIDS, the wealthy landowner who is exploiting God’s creation. If I cannot show love to such people, then I must question whether I have truly understood Jesus’ gospel.

A political movement by nature draws lines, makes distinctions, pronounces judgment; in contrast, Jesus’ love cuts across lines, transcends distinctions, and dispenses grace. Regardless of the merits of a given issue—whether a pro-life lobby out of the Right or a peace and justice lobby out of the Left—political movements risk pulling onto themselves the mantle of power that smothers love. From Jesus I learn that, whatever activism I get involved in, it must not drive out love and humility, or otherwise I betray the kingdom of heaven.

As we honor our King, let us not betray him. Let us be a people of love and humility in all situations, not a people of power, a people of domination. Let us never draw lines, make distinctions, or pronounce judgments.

As His servants, we allow him to lead us to the elsewhere, beyond the walls of this world!

 

 

Ngài Là Loại Vua Nào?

Cuối tuần này chúng ta cùng nhau tụ họp để cử hành Thánh Thể vào ngày Lễ Chúa Kitô Vua. Chúa Giê-su là Vua của chúng ta. Chúng ta là tôi tớ của Ngài.

Nhưng Ngài là loại Vua nào? Trả lời cho câu hỏi này sẽ xác định chúng ta được gọi để làm loại tôi tớ nào.

Như chúng ta đọc trong Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng Vương Quyền của Đức Giêsu không phải là loại chúng ta thấy, hoặc đã từng thấy, trong thế giới của chúng ta. Vương Quyền của Ngài là điều trái ngược với quyền lực, địa vị, cấp bậc, và đặc quyền. Chúng ta có dám được gọi là tôi tớ của Ngài không?

Kịch giả Eugene Ionesco đã từng nói,

Hài kịch về con người không sức đủ thu hút tôi.

Tôi Không hoàn toàn thuộc về thế gian này…
Tôi từ nơi nào đấy đến.

Và nó đáng để tìm nơi nào đấy vượt ngoài những bức tường.

Nhưng nơi ấy ở đâu?

Làm sao chúng ta vượt ngoài những bức tường mà thế gian này dựng lên? Có đáng để tìm kiếm cái “nơi nào đấy” không? Chúa Giêsu nói, “Có, đáng lắm.” Ngài giúp ta trong việc tìm kiếm, và làm cho việc tìm kiếm trở nên giá trị. Ngài mang lại ý nghĩa cho toàn thể đời sống, ý nghĩa mà thế gian không thể mang đến.

Philip Yancey, trong cuốn sách của mình, “Đức Giêsu Tôi Chưa Từng Biết,” đã mô tả cách Chúa Giêsu dẫn chúng ta đến Nước Trời ngay giữa lòng đời này:

Tôi được đánh động bởi phẩm chất này của Chúa Giêsu mỗi khi tôi dấn thân tham gia một hoạt động mà tôi tin mạnh mẽ vào đấy. Dễ dàng biết bao để tham gia vào các hoạt động chính trị phân cực, để thấy mình gào thét ‘địch thủ’ đứng bên kia hàng rào cản. Khó biết bao để nhớ rằng nước Thiên Chúa kêu mời tôi yêu thương người phụ nữ vừa rời phòng phá thai (và, vâng, cả bác sĩ của cô ta nữa), người sống buông thả đang chết vì bệnh AIDS, người địa chủ giàu có đang khai thác sự tạo dựng của Thiên Chúa. Nếu tôi không thể bày tỏ đức mến cho những người này thì tôi phải tự hỏi tôi có thật sự hiểu tin mừng của Chúa Giêsu hay không.

Một hoạt động chính trị về bản chất vẽ ra những ranh giới, tạo ra những phân biệt, và tuyên án; trái lại, tình yêu của Chúa Giêsu thì vượt qua những lằn ranh, vượt qua sự phân biệt, và tuôn đổ ân sủng. Bất kể giá trị của một vấn đề được đặt ra – dù là vận động phò sinh của Cánh Hữu hay là vận động hòa bình và công lý của Cánh Tả – các phong trào chính trị có nguy cơ khoác lên mình áo choàng quyền lực nó bóp chết đi đức mến. Từ Chúa Giêsu tôi học được rằng, bất cứ hoạt động nào mà tôi tham gia, nó không được đẩy ra ngoài tình yêu và sự khiêm tốn, hoặc bằng không tôi đã phản bội vương quốc thiên đàng.

Khi tôn kính Vua của chúng ta, hãy đừng phản bội Ngài. Hãy làm một dân tộc yêu thương và khiêm tốn trong mọi tình huống, chứ không phải là một dân tộc cường quyền, một dân tộc thống trị. Đừng bao giờ vẽ những lằn ranh, tạo những phân biệt, hay tuyên bố những phán quyết.

Là tôi tớ của Ngài, chúng ta để Ngài hướng dẫn chúng ta đến nơi khác, bên ngoài những bức tường của thế giới này!