The Holiday Season | Mùa Lễ


The Holiday Season

Recently, a friend of mine went to the Post Office to buy stamps. He said, “I would like some religious Christmas stamps.” The clerk queried, “Oh, do you want Hanukkah or Kwanzaa stamps?” A bit dumb-founded, my friend asked again, “I want religious Christmas stamps!” The clerk then responded, “Oh, so you want Christian Christmas stamps. You want the Madonna and child.” Exasperated, my friend simply said, “Yes,” bought his stamps and went home.

This conversation is humorous and it displays a delightful ignorance on the part of the clerk, but it also reflects a misunderstanding, that is, I believe, commonplace in our culture today.

Christmas has become “The Holiday Season,” the time between Thanksgiving and New Year’s Day. Now devoid of most of its religious roots and meaning, it has become a time for celebration, good will, and commitment to family and community.

Celebrating “The Holiday Season” is a good thing, not a bad thing! It strengthens us as a people and creates a desire to reach out to one another in care and concern. It also creates a neutral umbrella under which people of all faiths and people with no faith can come together and mutually celebrate the strengthening of our community and society.

But as we do so, we should not remain ignorant, or not share the proper meanings, for fear of offending others, of the various feasts that we celebrate.

We need to be aware that the roots of “The Holiday Season” are Christian. Christians are celebrating the Feast of the Incarnation, the birth of the Christ, the Messiah, who came in the person of Jesus of Nazareth some 2,000 years ago. Christians believe that God became flesh in the person of Jesus. That is the origin and reason for this time that so many Americans now simply call “The Holiday Season.”

The Christmas Season, for Christians, begins on December 25 and continues through the Feast of Epiphany on January 6. It is from this celebration that comes the song “The Twelve Days of Christmas.”

So in our “Holiday Season,” one feast we celebrate is the Christian Feast of Christmas.

Also in this “Holiday Season,” the Jewish Feast of Hanukkah takes place. Hanukkah is an eight-day celebration also called “The Festival of Lights.” This feast celebrates the rededication of the Temple in Jerusalem in 165BC. This year Hanukkah begins at sunset on December 10 and ends in the evening on December 18.

Hanukkah is not a Christmas Celebration. It is a Jewish Feast that falls within the cycle of what we Americans call “The Holiday Season.”

Kwanzaa is a Pan-African, non-religious celebration of family, community, and culture. This celebration, that has its roots in the first harvest celebrations of Africa, begins on December 26 and continues through January 1.

Kwanzaa is not a Christmas Celebration. It is becoming an evermore-popular celebration that takes place in “The Holiday Season.”

Celebration of faith, family, community, and culture is good! In “The Holiday Season,” we Americans celebrate the Jewish Feast of Hanukkah, the Christian Feast of Christmas, and the Pan-African Feast of Kwanzaa.

May we enjoy this diversity and celebrate with each other, rather than claiming the Season for ourselves—for one specific faith or culture. But to honestly celebrate, let us know what we celebrate and why!

 

Mùa Lễ

Gần đây, một người bạn của tôi ra bưu điện để mua tem. Ông ấy nói, “tôi muốn mua một số tem tôn giáo về Giáng Sinh. Người nhân viên hỏi, “Ồ, ông muốn tem lễ Hanukkhah hay là lễ Kwanzaa?” Một chút ngỡ ngàng, bạn tôi nói, “Tôi muốn mua tem tôn giáo về Giáng Sinh!” Người nhân viên đáp, “À, thì ra ông muốn mua tem Giáng Sinh của Kitô Giáo. Ông muốn tem Madona and child (Đức Bà và đứa trẻ).” Cáu tiết, bạn tôi chỉ nói, “Đúng,” rồi mua tem và về nhà.

Cuộc trò chuyện này thật là buồn cười và nó thể hiện sự thiếu hiểu biết đầy thú vị của người nhân viên, nhưng nó cũng phản ánh một sự hiểu lầm, theo tôi, đó là điều phổ biến trong văn hóa của chúng ta ngày nay.

Giáng Sinh đã trở thành “Mùa Lễ,” là khoảng thời gian giữa Lễ Tạ Ơn và Ngày Đầu Năm. Bây giờ đã mất đi gần hết nguồn gốc và ý nghĩa tôn giáo của nó, nó đã trở thành một thời gian để ăn mừng, thể hiện thiện chí, và thực hiện những cam kết với gia đình và cộng đồng.

Ăn mừng “Mùa Lễ” là một chuyện tốt chứ không phải là một điều xấu! Nó thúc đẩy chúng ta thành một dân tộc và tạo ra ước muốn quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Nó cũng tạo ra một bóng dù trung lập mà người của mọi tín ngưỡng và người không tín ngưỡng có thể đến với nhau và để cùng ăn mừng sự củng cố của cộng đồng và xã hội.

Nhưng khi làm như vậy, chúng ta không nên tiếp tục thờ ơ, hay không chia sẻ những ý nghĩa đúng đắn của các ngày lễ khác nhau mà chúng ta ăn mừng, vì sợ làm mất lòng người khác.

Chúng ta cần biết rằng nguồn gốc của “Mùa Lễ” là từ Kitô Giáo. Người Kitô hữu ăn mừng Lễ Nhập Thể, sự ra đời của Đức Kitô, Đấng Cứu Thế, đấng đã đến trong thân xác của Đức Giêsu thành Nazareth khoảng 2,000 năm trước. Người Kitô Hữu tin rằng Thiên Chúa trở nên máu thịt trong thân xác của Đức Giêsu. Đó là nguồn gốc và lý do cho khoảng thời gian này mà quá nhiều người Mỹ bây giờ chỉ đơn giản gọi là “Mùa Lễ.”

Mùa Giáng Sinh, đối với người Kitô Hữu, bắt đầu ngày 25 tháng 12 và kéo dài cho đến Lễ Hiển Linh, ngày 6 tháng Giêng. Chính từ lễ này mà có bài hát “Mười Hai Ngày Giáng Sinh.”

Vì vậy, trong “Mùa Lễ”, một lễ chúng ta ăn mừng là Lễ Giáng Sinh của Kitô Giáo.

Cũng trong “Mùa Lễ” này, có Lễ Hanukkah của Do Thái Giáo. Hannukah là một lễ tám-ngày còn được gọi là “Lễ Hội Ánh Sáng.” Lễ này kỷ niệm việc tái cống hiến Đền Thờ tại Giêrusalem vào năm 165 BC. Hanukkah năm nay bắt đầu từ khi mặt trời lặn ngày 10 tháng 12 và kết thúc vào tối ngày 18 tháng 12 .

Hanukkah không phải là một Lễ Mừng Giáng sinh. Đó là một Lễ của người Do Thái nằm trong chu kỳ mà người Mỹ chúng ta gọi là “Mùa lễ”.

Kwanzaa là một lễ, phi tôn giáo, mừng về gia đình, cộng đồng và văn hóa của các quốc gia Phi Châu. Ngày lễ này, có nguồn gốc từ những lễ mừng vụ thu hoạch đầu tiên ở Phi Châu, bắt đầu từ ngày 26 tháng 12 kéo dài cho đến ngày 1 tháng Giêng.

Kwanzaa không phải là một Lễ Mừng Giáng Sinh. Nó diễn ra trong “Mùa Lễ”, đang trở thành một lễ ngày càng phổ biến.

Ăn mừng về tôn giáo, gia đình, cộng đồng, và văn hóa là tốt! Trong “Mùa Lễ,” người Mỹ chúng ta mừng lễ Hanukkah của người Do Thái, Giáng Sinh của Kitô Giáo, và Lễ Kwanzaa của Liên Phi.

Mong rằng chúng ta tận hưởng sự đa dạng này và ăn mừng với nhau, thay vì khẳng định Mùa cho riêng mình – cho một niềm tin hay văn hóa nào đó. Nhưng để ăn mừng một cách trung thực, chúng ta hãy biết mình ăn mừng gì và tại sao!